Học đại học từ xa ngành du lịch đang là sự lựa chọn của nhiều hướng dẫn viên, và các bạn trẻ. Hiện nay ngành du lịch đang được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các chuyên ngành khác nhau như thương mại, quản lý thị trường, hàng không, giao thông vận tải, di sản văn hóa, tài nguyên môi trường, xuất nhập cảnh, quy hoạch.
Sau đại dịch Covid 19, các nước mở cửa giao lưu trở lại về kinh tế, văn hóa trong đó có du lịch, thì nhân sự của ngành du lịch hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu của việc mở cửa. Bài viết sau sẽ giải thích việc học ngành du lịch có dễ xin việc không?
Khái quát về ngành Du lịch
Trong bối cảnh ngành Du lịch toàn cầu đang tái khởi động mạnh mẽ sau hai năm “ngủ đông” do chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến du lịch có mức tăng trưởng cao trên thế giới.
Lý giải sức hút của du lịch Việt, ông Edward Faull – Giám đốc điều hành Swiss Belhotel nhận xét: “Việt Nam là một trong những điểm đến thú vị nhất trên thế giới. Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nền văn hóa đa dạng kết hợp với nền kinh tế thịnh vượng, cơ sở hạ tầng đang được hiện đại hóa và các chính sách đổi mới của Chính phủ đang thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng số lượng du khách trong và ngoài nước”.

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, với sự gia tăng đầu tư của khối doanh nghiệp ngoại vào ngành Du lịch đã tạo bước tiến lớn cho ngành này từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ lưu trú cho tới các loại hình du lịch. Đặc biệt, sự đầu tư mạnh mẽ này cũng góp phần thay đổi diện mạo, đưa du lịch Việt lớn mạnh, xứng tầm khu vực.
Từ những sức hút kể trên, các bạn học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT, đang băn khoăn lựa chọn ngành học phù hợp có thể tham khảo ngành Du lịch, nếu có sự yêu thích nhất định đối với ngành nghề này. Bởi đây chắc chắn là ngành nghề có triển vọng lớn trong tương lai.
Học đại học từ xa ngành du lịch có dễ xin việc không?
Trong các chỉ tiêu phát triển ngành Du lịch thì chỉ tiêu việc làm được nêu cụ thể cho các giai đoạn như sau:
- Năm 2020 tạo ra việc làm cho 2,9 triệu lao động trong đó có 870 ngàn lao động trực tiếp;
- Năm 2025 tạo ra việc làm cho 3,5 triệu lao động trong đó có 1,05 triệu lao động trực tiếp;
- Năm 2030 tạo ra việc làm cho 4,7 triệu lao động trong đó có 1,4 triệu lao động trực tiếp.
Các chỉ tiêu này đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải có nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Ngành Du lịch và Lữ hành là ngành kinh tế dịch vụ hay còn được gọi là ngành “công nghiệp không khói” có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Tại Việt Nam, Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đến năm 2020, ngành Du lịch đã thu hút 17 – 20 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp hơn 10% GDP, giá trị xuất khẩu từ du lịch đạt hơn 20 tỷ USD. Do vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành ra trường rất dễ xin việc.
Học ngành Du lịch và Lữ hành ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, người học còn phải chủ động trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, khả năng xử lý tình huống linh hoạt, thích di chuyển và đam mê khám phá những nơi, những điểm và điều mới lạ…
Bởi vì ngành này đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quy trình và năng lực quản lý và điều hành trong lĩnh vực lữ hành, lưu trú và vận tải du lịch; chịu trách nhiệm phân công công việc cho các khâu, các bộ phận; năng lực phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng trong giải quyết phát sinh, thiết kế và giới thiệu các chương trình du lịch…
Tùy vào năng lực sau tốt nghiệp, tâm lý cá nhân và điều kiện của mỗi cá nhân, các bạn cử nhân ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể lựa chọn cho mình môi trường làm việc phù hợp từ thấp đến cao. Bởi vì, nhu cầu nhân lực ở khối ngành ngày càng lớn, và đem lại nhiều cơ hội việc làm tăng lên từng năm.
Cơ hội việc làm của ngành du lịch
- Hướng dẫn viên nội địa: 5.000.000 – 7.000.000 VND
- Hướng dẫn viên quốc tế: 5.000.000 – 9.000.000 VND
- Phục vụ nhà hàng: 4.000.000 – 6.000.000 VND
- Phục vụ yến tiệc: 8.000.000 – 10.000.000 VND
- Trợ lý bếp: 3.000.000 – 4.000.000 VND
- Bộ phận buồng phòng: 3.000.000 – 4.000.000 VND
- Nhân viên pha chế: 5.000.000 – 9.000.000 VND
- Nhân viên hành lý: 5.000.000 – 7.000.000 VND