Nội dung bài viết
- 1. Chương trình đào tạo toàn khóa ngành Luật hình thức đào tạo trực tuyến (từ xa).
- 2. Đối tượng tuyển sinh ngành Luật
- 3. Tổ chức đào tạo
- 4. Danh hiệu tốt nghiệp
- 5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Luật
- 6. Thời gian và hình thức học
- 7. Địa điểm học
- 8. Học phí ngành Luật
- 9. Hồ sơ nhập học
- 10. Phát hành và nhận hồ sơ học Luật
Ngành luật là một trong những ngành phổ biến và là một nghề không thể thiếu trong xã hội hiện đại, Luật luôn gắn liền với sứ mệnh định hướng, kiến tạo môi trường xã hội công bằng và bền vững. Sinh viên học ngành Luật được trang bị những kiến thức về pháp luật, thực tiễn pháp lí và những kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tích lũy được kiến thức nền tảng và các nguyên lý cơ bản trong đời sống pháp luật. Bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành để sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ giải quyết được các vấn đề trong lĩnh vực pháp luậ. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng phân tích quy định của pháp luật, tham gia định hướng sự phát triển của pháp luật, tư vấn pháp luật, vận dụng tốt quy trình khiếu nại tố cáo, tham gia tố tụng trên thực tế…
1. Chương trình đào tạo toàn khóa ngành Luật hình thức đào tạo trực tuyến (từ xa).
Thứ tự | Tên môn ngành Luật | Tín chỉ |
---|---|---|
Tổng | ||
Học kỳ I | 15 | |
1 | Tổng quan Internet và E- learning | 4 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin | 5 |
3 | Xã hội học đại cương | 2 |
4 | Tâm lý học đại cương | 2 |
5 | Lý luận Nhà nước và pháp luật 1 | 2 |
Học kỳ II | 12 | |
1 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
2 | Logic học đại cương | 2 |
3 | Tiếng Việt thực hành | 3 |
4 | Lý luận Nhà nước và pháp luật 2 | 2 |
5 | Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam | 3 |
Học kỳ III | 17 | |
3.1 | Các môn học bắt buộc | 12 |
1 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 3 |
2 | Luật Dân sự 1 | 2 |
3 | Luật hình sự phần chung | 3 |
4 | Luật Thương Mại 1 | 2 |
5 | Luật Hiến Pháp | 2 |
3.2 | Các môn học tự chọn: 05 tín chỉ | 5 |
1 | Kinh tế học | |
2 | Pháp luật về An sinh xã hội | 2 |
3 | Pháp luật về thanh tra | 1 |
4 | Lịch sử các học thuyết pháp lý | 1 |
5 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 2 |
Học kỳ IV | 19 | |
4.1 | .Các môn học bắt buộc | 14 |
1 | Kỹ năng tiếp cận và phát triển nghề nghiệp | 2 |
2 | Luật hình sự phần các tội phạm | 2 |
3 | Luật Dân sự 2 | 2 |
4 | Luật Thương mại 2 | 3 |
5 | Luật Hành chính | 3 |
6 | Luật hôn nhân và gia đình | 2 |
4.2 | Các môn học tự chọn: 05 tín chỉ | 5 |
1 | Luật Cạnh Tranh | 1 |
2 | Pháp luật về phòng chống tham nhũng | 2 |
3 | Pháp luật về công chứng chứng thực | 1 |
4 | Pháp luật về khiếu nại, tố cáo | 1 |
5 | Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng | 2 |
6 | Luật Thương mại điện tử | 2 |
Học kỳ V | 21 | |
5.1 | Các môn học bắt buộc | 16 |
1 | Soạn thảo văn bản pháp luật | 2 |
2 | Luật Tố tụng hình sự 1 | 2 |
3 | Luật Tố tụng dân sự 1 | 2 |
4 | Luật đất đai | 2 |
5 | Tư pháp quốc tế | 3 |
6 | Luật Ngân hàng | 2 |
7 | Luật Lao động | 3 |
5.2 | Các môn học tự chọn: 05 tín chỉ | 5 |
1 | Luật tố tụng hành chính | 2 |
2 | Tội phạm học | 2 |
3 | Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu | 1 |
4 | Kỹ năng đàm phán hợp đồng | 1 |
5 | Luật Đầu tư | 2 |
6 | Luật học so sánh | 2 |
Học kỳ VI | 20 | |
6.1 | Các môn học bắt buộc | 15 |
1 | Luật Tố tụng hình sự 2 | 2 |
2 | Luật Tố tụng dân sự 2 | 2 |
3 | Công pháp quốc tế | 2 |
4 | Phương pháp nghiên cứu khoa học Luật | 2 |
5 | Pháp luật về tài chính nhà nước | 3 |
6 | Luật môi trường | 2 |
7 | Luật sở hữu trí tuệ | 2 |
6.2 | Các môn học tự chọn: 05 tín chỉ | 5 |
1 | Tâm lý học tội phạm | 2 |
2 | Pháp luật về Chứng khoán | 2 |
3 | Luật hành chính đô thị | 2 |
4 | Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm | 1 |
5 | Hòa giải, tuyên truyền pháp luật | 2 |
6 | Luật Thương mại quốc tế | 2 |
7 | Nghiệp vụ tòa án | 1 |
8 | Khoa học điều tra hình sự | 1 |
Học kỳ VII | 7 | |
TH1 | Khóa luận tốt nghiệp | 7 |
TH2 | Học học phần thay thế | 7 |
1 | Tiều luận tốt nghiệp | 4 |
2 | Xã hội học pháp luật | 2 |
3 | Quyền công dân – quyền con người | 1 |
TH3 | Học môn thay thế | 7 |
1 | Lý luận định tội danh | 1 |
2 | Kỹ thuật đàm phán và soạn thảo | 2 |
hợp đồng kinh doanh thương mại | ||
3 | Bảo đảm nghĩa vụ dân sự | 2 |
4 | Hành chính so sánh | 2 |
Tổng cộng: | 111 |
2. Đối tượng tuyển sinh ngành Luật
Ngành Luật xét tuyển không thi đầu vào đối với thí sinh như sau:
– Tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên).
– Tốt nghiệp trung cấp cùng ngành hoặc khác ngành đăng ký (đã có bằng THPT hoặc được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định).
– Tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành hoặc khác ngành; tốt nghiệp đại học khác với ngành đăng ký.

3. Tổ chức đào tạo
Thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ, có tính chất liên thông; người đã tốt nghiệp đại học hoặc đã học các chương trình đào tạo khác được bảo lưu kết quả học phần đã tích lũy có cùng nội dung và thời lượng; thời gian đào tạo tùy thuộc vào số lượng tín chỉ đã tích lũy và số lượng tín chỉ phải học bổ sung của từng đối tượng cụ thể (Kế hoạch về thời gian đào tạo ngành Luật như sau: người tốt nghiệp THPT học 3,5 – 4 năm, người tốt nghiệp trung cấp học 2,5 – 3 năm, người tốt nghiệp cao đẳng học 1,5 – 2,5 năm, người có bằng đại học khác ngành học 2 – 2,5 năm).
4. Danh hiệu tốt nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Luật
- Sinh viên tốt nghiệp được học tiếp các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ.
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Luật
Tốt nghiệp ngành Luật, các cử nhân có thể dễ dàng chọn lựa những việc làm mới với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật có thể đảm nhận các vị trí khác nhau như: Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tham gia làm việc trong các văn phòng luật sư, công ty luật, trung tâm trợ giúp pháp lý, trung tâm trọng tài thương mại, phòng công chứng…
6. Thời gian và hình thức học
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: học 3.5 đến 4.0 năm bao gồm 110 tín chỉ
- Tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành hoặc khác ngành: học 2.5 đến 3.0 năm bao gồm 75 – 95 tín chỉ (dự kiến)
- Tốt nghiệp Cao đẳng cùng ngành hoặc khác ngành: học 1.5 đến 2.5 năm bao gồm 75 – 95 tín chỉ (dự kiến)
- Tốt nghiệp Đại học khác ngành: học 2.0 đến 2.5 năm bao gồm 85 – 90 tín chỉ (dự kiến)
Loại hình đào tạo trực tuyến từ xa nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vừa làm vừa học, tiết kiệm được thời gian tập trung đến trường. Sinh viên chủ động học tập theo sách, các học liệu, học trực tuyến trên mạng Internet hoặc các phương tiện hỗ trợ đi kèm. Thời gian tập trung ôn tập được ưu tiên bố trí vào các ngày thứ bảy và chủ nhật.
7. Địa điểm học
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, Trường ưu tiên sẽ bố trí lớp ôn tập và thi tại Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn, hoặc sinh viên học ngành Luật có thể tham gia ôn tập tại các địa điểm khác do trường tổ chức (nếu có nhu cầu).
8. Học phí ngành Luật
Sinh viên có trách nhiệm đóng học phí theo từng đợt học trên cơ sở số môn học do sinh viên đăng ký và tham gia học, mức học phí từ 300.000đ/tín chỉ.
9. Hồ sơ nhập học
– Phiếu dự tuyển (Theo mẫu thống nhất chung của Trường);
– Văn bằng tốt nghiệp, bảng điểm/học bạ (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
– Bản sao có chứng thực bằng THPT hoặc giấy xác nhận hoàn thành các môn văn hóa Trung học phổ thông (yêu cầu đối với thí sinh tốt nghiệp trung cấp);
– 02 ảnh cỡ 3 x 4 chụp không quá 6 tháng (ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh).
10. Phát hành và nhận hồ sơ học Luật
TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA SÀI GÒN
- Số 83A Bùi Thị He – Khu phố 1 – Thị Trấn Củ Chi – Huyện Củ Chi – TPHCM – ĐT: 0964174440
- Số 1A, Nguyễn Văn Lượng – Phường 6 – Quận Gò Vấp – TP.HCM – ĐT: 0964174441
- Phí hồ sơ và đăng ký dự tuyển: 60.000đ/bộ hồ sơ (bao gồm phí hồ sơ và phí đăng ký dự tuyển)
- Thời gian: khai giảng hàng tháng
- Khai giảng: được tổ chức định kỳ hàng tháng khi đủ số lượng học viên.
Fanpage Liên thông Cao đẳng – Đại học – Đào tạo trực tuyến: https://www.facebook.com/lienthong.daihoctructuyen
Xem thêm chương trình đào tạo ngành khác: